Cấu trúc và chức năng của làn da

TỔNG QUAN VỀ LÀN DA

  • Da là cơ quan có diện tích lớn nhất cơ thể, là lớp vỏ bọc ngoài, trung bình da có diện tích khoảng từ 1,5m2 đến 2m2.
  • Da chiếm 16% trọng lượng của cơ thể.
  • Da có độ dày mỏng khác nhau : da ở vùng  mi mắt là mỏng nhất, còn ở lòng bàn tay và lòng bàn chân là dày nhất cơ thể.
  • Thành phần của da gồm 70% là nước, 10% là protein, 10% là mô mỡ và 10% là muối vô cơ và các khoáng chất khác.

Cấu trúc và chức năng của làn da

CHỨC NĂNG CỦA LÀN DA

Da đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, đồng thời thực hiện các chức năng sinh lý – sinh hóa khác.

Da thực hiện 5 chức năng chính :

  • Chức năng bảo vệ cơ thể.
  • Chức năng cảm giác.
  • Chức năng điều hòa thân nhiệt.
  • Chức năng bài tiết.
  • Chức năng thẩm thấu, hấp thụ các chất.

CẤU TẠO DA

Da được chia làm 3 phần :

  • Lớp thượng bì.
  • Lớp trung bì.
  • Lớp hạ bì.

cấu tạo da

1/ LỚP BIỂU BÌ :

Là lớp ngoài cùng của da, gồm 5 lớp tế bào

lớp biểu bì

  • Lớp sừng : Là lớp ngoài cùng của da, gồm 5-7 hàng tế bào hình dẹt, không nhân, là hàng rào bảo vệ da.
  • Lớp trong suốt : Có chủ yếu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, các tế bào của lớp này cũng đã mất nhân.
  • Lớp hạt : Có từ 3 đến 5 hàng tế bào dẹt, hình lục giác, chứa keratin, vẫn còn nhân.
  • Lớp sinh trưởng (lớp gai) : Gồm 5-10 hàng tế bào đa diện được liên kết với nhau bởi các gai, có nhân rất to và sáng màu.
  • Lớp đáy : Là lớp cuối cùng, chỉ có 1 hàng tế bào duy nhất, là những tế bào hình vuông hoặc hình trụ. Đây là lớp duy nhất có khả năng nhân đôi để tạo nên những tế bào mới, làm nhiệm vụ sản sinh ra tế bào mới thay thế cho những tế bào đã bị già cỗi, lão hóa ở phía trên.

Ngoài ra, còm có các tế bào khác như tế bào Langerhans, Merkel, hắc tố bào...

  • CHU KỲ TÁI TẠO DA
  • Là quá trình từ khi tế bào mới được sản sinh ra ở lớp đáy, dịch chuyển trưởng thành qua lớp gai, già cỗi ở lớp hạt và cuối cùng thoái hóa ở lớp sừng và bong tróc đi, cùng lúc đó sẽ có những tế bào mới được sinh ra thay thế cho những tế bào cũ.
  • Tùy vào độ tuổi khác nhau mà chu kỳ tái tạo da diễn ra ngắn ngày hay nhiều ngày.
  • Chính vì điều đó mà chúng ta cần tìm hiểu kỹ về cấu trúc của lớp biểu bì để có thể làm cho làn da trở nên sáng đẹp và mịn màng hơn nhờ sự can thiệp của tẩy da chết. Tuy nhiên, cũng cần phải nắm bắt thật nhiều kiến thức hơn nữa về quy trình tẩy da chết trái với tự nhiên này và không nên lạm dụng tẩy da chết vì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến làn da.

2/ LỚP TRUNG BÌ :

Được phân cách với lớp biểu bì bởi màng đáy, bao gồm nhiều thành phần :

  • Hệ thống Mạch máu và dây thần kinh dày đặc.
  • Collagen : là một protein không tan trong nước. Collagen trưởng thành được liên kết từ những sợi tơ tạo thành những bó tơ và được vùi trong một chất giống như thạch có khả năng giữ nước mạnh (acid hyaluronic). Sợi collagen làm nhiệm vụ liên kết các tổ chức khác và làm săn chắc da.

lớp trung bì

collagen là gì

elastin

  • Elastin : hay còn gọi là sợi đàn hồi, có tính chất co giãn kích thước nhỏ hơn collagen. Chúng liên kết với các bó sợi collagen lại với nhau tạo thành một mạng lưới. Cấu trúc này tạo nên tính dẻo dai và đàn hồi cho da.
  • Một chất quan trọng nữa là Hyaluronic acid, bao quanh các sợi collagen và elastin. Nó hoạt động như một chất giữ ẩm tự nhiên, làm cho da căng chắc và giữ ẩm cho da.
  • Bên cạnh đó, phần thân bì (trung bì) còn có các thành phần phụ khác như lông, tóc, móng, tuyến dầu, tuyến mồ hôi…

3/ LỚP HẠ BÌ :

Là lớp mỡ dưới da gồm những tế bào mô mỡ tròn hoặc hình elip màu vàng óng. Độ dày của lớp mỡ dưới da rất khác nhau, mỏng ở người ốm và dày ở người mập.

Lớp mỡ dưới da có tác dụng giữ nhiệt, chống đỡ các chấn thương nhẹ và dự trữ năng lượng. Ngoài ra, các mô mỡ còn có khả năng làm cho da mềm mại hơn. Trong lớp này vẫn có các mạch máu và dây thần kinh.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÀN DA

1/ Ánh nắng mặt trời :

  • Dưới tác động của tia tử ngoại, nếu không bảo vệ da kỹ thì da sẽ trở nên dày sừng, tối màu và hiện tượng mất nước qua da.
  • Bước sóng UVA (380 - 315 nm) hay gọi là sóng dài hay “ánh sang đen”, gây tình trạng lão hóa và sạm nám da.
  • Bước sóng UVB (315 - 280 nm) hay gọi là sóng trung bình, gây đau rát, phồng rộp da.
  • Bước sóng UVC (ngắn hơn 280 nm) gọi là sóng ngắn, gây ung thư da, bị tầng ozon phản xạ hoàn toàn.

bước sóng uva uvb

các yếu tố ảnh hưởng đến làn da

2/ Thiếu sự quan tâm chăm sóc đến làn da.

3/ Chăm sóc da không đúng cách.

4/ Quá trình lão hóa da do tuổi tác.

5/ Sự ô nhiễm của môi trường.

6/ Mất ngủ.

7/ Hút thuốc lá. (nicotin khử nước và oxi)

8/ Rượu bia.

9/ Thực phẩm.

10/ Uống ít nước.

CÁC LOẠI DA

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN DẠNG CÁC LOẠI DA?

NHÌN – SỜ, CHẠM – HỎI – SOI DA

PHÂN LOẠI DA

Gồm 5 loại cơ bản :

1/ Da thường :

  • Là làn da lý tưởng, da đẹp, khỏe mạnh.
  • Da sáng mịn, săn chắc.
  • Trang điểm ăn phấn.
  • Lượng bài tiết trên da diễn ra điều hòa, da không khô, không dầu.
  • Lỗ chân lông nhỏ.

Da bình thường là làn da dễ gặp vấn đề về da nhất khi gặp thời tiết thay đổi.

2/ Da khô :

  • Bề mặt da hay bong tróc.
  • Thường xuyên có cảm giác khô căng.
  • Trang điểm khó ăn phấn.
  • Tuyến dầu hoạt động yếu.
  • Da thiếu độ ẩm, da mỏng, dễ dàng xuất hiện nếp nhăn.
  • Lỗ chân lông nhỏ.

Da khô dễ dẫn đến lão hóa, sạm nám.

3/ Da dầu :

  • Bề mặt da bóng dầu khắp mặt.
  • Da dày, thô, tối màu.
  • Trang điểm ăn phấn nhưng mau trôi.
  • Cảm giác không sạch trên bề mặt, dễ bám bụi.
  • Lỗ chân lông to.

Da dầu nếu không vệ sinh, chăm sóc kỹ sẽ dễ phát sinh mụn.

4/ Da hỗn hợp :

  • Là làn da có sự khác biệt giữa 2 vùng.
  • Dạng 1 : Vùng chữ T (Trán-Mũi-Cằm) : dầu.

    Vùng chữ U (2 bên má) : khô hoặc bình thường.

  • Dạng 2 : Vùng chữ T (Trán-Mũi-Cằm): khô hoặc bình thường.

                Vùng chữ U (2 bên má) : dầu.

Da hỗn hợp nếu chăm sóc không đúng cách dễ chuyển sang dầu hoặc khô.

5/ Da nhạy cảm :

  • Là làn da dễ nhầm lẫn với da bình thường.
  • Da láng mịn, lỗ chân lông rất nhỏ hoặc không nhìn thấy.
  • Da mỏng, sức đề kháng yếu, dễ mẫn cảm.
  • Có những gân máu nhỏ li ti 2 bên má.
  • Trang điểm ăn phấn nhưng mau trôi.

Da nhạy cảm dễ bị kích thích, di ứng với những tác động từ môi trường bên ngoài như gió, khói bụi, mỹ phẩm…

Cho dù bạn sở hữu làn da nào, bạn cũng cần phải chăm sóc đúng cách thì mới có được làn da sáng đẹp.

LÝ THUYẾT CƠ BẮP VÙNG MẶT VÀ CỔ

Nắm rõ về vị trí, kích thước, hình dạng và chức năng của từng cơ bắp sẽ giúp chúng ta thực hiện các thao tác massage đúng cách, giúp cho da săn chắc, khỏe mạnh, láng mịn, hạn chế việc hình thành nếp nhăn…

Có khoảng 19 nhóm cơ ở vùng mặt và cổ.

1/ Cơ vùng trán :

  • Bắt đầu từ trên chân mày sát vùng chân tóc.
  • Là cơ nằm dọc, do đó khi massage ta nên vuốt dọc theo chiều của cơ giúp da săn chắc, hạn chế những nếp nhăn vùng trán.

2/ Cơ vùng gáy :

  • Cũng là 1 cơ dọc, chạy từ vùng chân tóc lên trên khoảng 3cm

3/ Cơ vùng má :

  • Là 1 cơ bắt chéo từ hốc mắt ngoài kéo dài ra 2 bên xương hàm.
  • Có nhiệm vụ đóng và đẩy miệng ra 2 bên khi bạn có động tác phùng má.
  • Khi massage vùng cơ này cũng theo nguyên tắc là massage theo chiều cơ.

4/ Nhóm Cơ từ ngoài mắt đến sau tai : (tương tự như hình chiếc quạt)

5/ Cơ hốc mắt :

  • Là cơ có cấu tạo vòng đặc biệt, đi từ 2/3 ngoài chân mày vòng hết một vòng mắt.
  • Giúp ta có động tác nhắm mắt.
  • Vì cơ có cấu tạo vòng nên khi massage ta cũng phải đi vòng theo chiều cơ từ ngoài vào trong.

6/ Cơ chạy dọc theo chân mày :

  • Giúp kéo chân mày xuống khi chúng ta cau mày.

7/ và 8/ Cơ nằm giữa sống mũi :

  • 2 vùng cơ này rất nhỏ, khi cau mày sẽ tạo nếp nhăn ở sống mũi.

9/ Cơ nằm ở đỉnh mũi :

  • Giúp chúng ta đóng – mở lỗ mũi.

10/ Nhóm cơ xung quanh môi trên và phía trên mũi :

  • Nhóm cơ này kéo dài từ môi trên lên cho đến hốc mắt.
  • Cơ này hoạt động khi ta cười tươi.

11/ Cơ từ góc miệng đến xương má :

  • Giúp cho ta có thể cười lớn hơn, rạng rỡ hơn.

12/ Cơ xung quanh miệng :

  • Đây là cơ vòng, giúp ngậm miệng và di chuyển khi ta nói.

13/ Cơ nằm phía ngoài cửa miệng đến má :

  • Khi ta căng thẳng hay giận dữ thì cơ này sẽ hoạt động giúp ta có những biểu hiện cảm xúc trên mặt, lúc đó chỉ cần nhìn vào mặt ta, mọi người cũng có thể nhận ra là ta đang giận dữ, bực bội.

14/ Nằm phía trên vùng cơ thứ 13

  • Giúp chúng ta thực hiện động tác thổi, hút.

15/ Nằm ở 2 mép dưới môi

  • Giúp kéo góc miệng xuống.

16/ Nằm ở trung tâm cằm

  • Cơ này hoạt động khi ta trề môi.

17/ Kéo dài từ vùng hở ngực đến phía ngoài vai và cổ

  • Tạo ra nếp nhăn trên cổ nên ta cũng cần tập trung massage đúng vùng cơ này để tránh tạo nếp nhăn cổ.

18/ Cơ phía trước cổ :

  • Giúp giữ cổ thẳng và quay sang 2 bên trái – phải.
  • Chúng ta nên massage nhiều vùng cơ vì đây là vùng cơ hoạt động nhiều nên rất hay mỏi.

19/ Đây là cơ cuối cùng

  • Nằm ở phía sau gáy và vòng qua trước cổ
  • Cũng giúp giữ cổ thẳng ở ngay giữa và nâng lên – cúi xuống cũng như quay sang 2 bên trái – phải.

Từ khóa: cấu trúc và chức năng của làn da | cấu trúc da | chức năng của làn da | các yếu tố ảnh hưởng đến làn da |